7 THÓI QUEN HỮU ÍCH GIÚP TRÍ ÓC LUÔN KHỎE MẠNH

Trí não hệt giống những bộ phận khác trên cơ thể, muốn duy trì và nâng cao hiệu suất hoạt động, bạn cần những bài tập nhất định để trau dồi và phát huy khả năng của nó. Vậy bạn đã biết những cách nào để rèn luyện trí óc của mình? Cùng Nerman tham khảo 7 thói quen sau nhé.

1. Tập thể dục

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp bạn cảm thấy tích cực và hạnh phúc hơn, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh tâm lý nhờ sự sản sinh hormone endorphin – hormone hạnh phúc. Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với các bài tập có thể làm giảm khoảng 60% nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức khi chúng ta già đi.

Hơn nữa, tập thể dục là một trong số ít những hoạt động giúp kích thích não sản sinh ra các tế bào thần kinh mới. Việc duy trì thói quen này là một điều vô cùng cần thiết để cải thiện sức khỏe.

Istockphoto 658618490 170667a

2. Học một ngôn ngữ mới

Học một ngôn ngữ mới không chỉ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp mà còn giúp bạn phát huy và nâng cao các kỹ năng khác liên quan đến tư duy như: kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng lắng nghe, khả năng tập trung, ghi nhớ, khả năng sáng tạo…  Bên cạnh đó, một nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia của Mỹ cũng chỉ ra rằng những người bilingual (người sử dụng song ngữ thành thạo) ít mắc bệnh hoặc phát bệnh Alzheimer chậm hơn so với người nói một ngôn ngữ.

Thêm vào đó, học một ngôn ngữ mới sẽ giúp bạn mở mang thế giới quan và cho phép bản thân trải nghiệm những điều mà trước đây bạn chưa từng thử. Chẳng hạn như khi đi đến đất nước mới mà chẳng cần người phiên dịch. Những người có thể giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau luôn tạo được sức hút và sự ngưỡng mộ của những người xung quanh, kể cả trong phạm vi quan hệ xã hội hoặc trong công việc.

7 Easiest Languages To Learn For Spanish Speakers

3. Học một kỹ năng mềm

Để cải thiện não bộ, bạn có thể học một kỹ năng mới khiến bạn hứng thú và thiết thực cho cuộc sống hiện tại của bản thân, chẳng hạn như: nhiếp ảnh, đan len, vẽ tranh, chơi nhạc cụ, nhảy… Một nghiên cứu được đăng tải trên SAGE Journals đã chỉ ra, những người tham gia các hoạt động mang tính thử thách và đòi hỏi khả năng tư duy như học một kỹ năng mới có trí nhớ cải thiện đáng kể so với những người chỉ thích tham gia vào các hoạt động mang tính giải trí nhưng ít đòi hỏi kỹ năng tư duy, ví dụ như xem TV. Khi bạn thành thạo một kỹ năng, bạn có thể chuyển sang học hỏi một kỹ năng mới, như vậy, bạn sẽ liên tục hoàn thiện bản thân của mình cũng như có kiến thức lẫn kinh nghiệm rất phong phú.

Istockphoto 1240227668 170667a

4. Dạy ai đó điều mình đã học

Nếu bạn vừa học xong 1 ngôn ngữ hay một kỹ năng, hãy thử dạy người khác những điều bạn biết. Giảng lại cho ai đó những kiến thức mà bạn đã học chính là cách bộ não bạn chắt lọc những thông tin thuần túy nhất và biến nó thành dữ liệu cơ bản mà mọi người dễ tiếp thu được.

Bên cạnh đó, khi người học gặp khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức bạn truyền tải, bạn sẽ phải tìm ra các phương pháp giảng dạy sáng tạo hơn, những cách giải thích súc tích hơn để giúp người học lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng. Điều này cũng sẽ giúp não bộ của bạn được vận động một cách linh hoạt.

Two People, Man Guitar Teacher Working With Little Boy On Guitar Lessons.

5. Sử dụng tay không thuận

Nếu như đã quen với việc sử dụng tay thuận trong sinh hoạt hằng ngày, bạn hãy thử cố gắng cầm, nắm, viết… bằng tay không thuận. Ban đầu, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và nét chữ đầu tiên được viết bằng tay không thuận sẽ vô cùng nguệch ngoạc, thậm chí còn không thể đọc ra.

Bạn không cần đặt nặng việc phải làm mọi thứ một cách thành thạo bằng tay không thuận, quan trọng nhất, đây là hoạt động giúp não bộ của bạn được vận động. Bởi lẽ, khi sử dụng tay không thuận, bạn phải ý thức được cách chuyển động của bàn tay, cầm nắm như thế nào cho thuận tiện, nên di chuyển nét bút như thế nào khi viết…

Left Handed Writing Fb

6. Nghe và chơi nhạc

Nghe hoặc chơi nhạc chính là hoạt động rèn trí não triệt để mà ai trong chúng ta cũng có thể làm được. Âm nhạc vô cùng phức tạp, bao gồm các thành phần khác nhau. Nghe nhạc, tức là biến các rung động của sóng âm truyền qua không khí và đi vào màng nhĩ trở thành các tín hiệu mà não có thể dịch ra thành những giai điệu. Giải mã âm nhạc giúp não bộ tập luyện, cũng giống như bạn đang duy trì các bài tập thể dục tác động đến mọi nhóm cơ chính trong cơ thể.

Tuy nhiên, bạn không nên nghe đi nghe lại một bản nhạc mà hãy thử nghe các bài nhạc mới nằm ngoài sở thích của bạn để trí não của bạn có thể trải nghiệm với những điều mới mẻ hơn.

Shutterstock 374110555

7. Cởi mở và giao lưu với mọi người

Chúng ta không thể sống khép kín và tồn tại đơn độc trong xã hội. Việc mở rộng vòng tròn quan hệ và giao tiếp với nhiều người là cách chúng ta cải thiện sức khỏe tinh thần, đẩy lùi lo âu và trầm cảm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người lớn tuổi dành nhiều thời gian trò chuyện, tâm sự cùng người khác sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hoặc suy giảm trí tuệ hơn những người sống trong hoàn cảnh neo đơn, cô độc. Bên cạnh đó, các hoạt động xã hội, cộng đồng thường bao gồm các hoạt động giúp ích cho sự phát triển của não bộ. Chẳng hạn như khiêu vũ, chơi thể thao, học hỏi những kiến thức mới…

Webp.net Compress Image 31

Trên đây là 7 thói quen giúp rèn luyện trí óc của bạn. Hãy cố gắng áp dụng càng nhiều càng tốt để có một trí não minh mẫn và nhạy bén nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *